Chào các bác! Với những ai mới nhập môn thì kỹ thuật câu đài hay thường gọi là câu tay. Luôn được coi là kỹ thuật câu cá cơ bản nhất, cũng như có phong cách câu nhẹ nhàng nhất. Được giới coi câu cá là thú vui ưu tiên lựa chọn. Vậy kỹ thuật câu này nó như thế nào, có thực sự dễ hay không?
Sơ lược về kỹ thuật câu đài
Theo những tài liệu, thông tin phổ biến trên internet hiện nay. Thì bộ môn câu đài hay câu tay xuất phát từ phong cách câu tay của người Đài Loan. Thả mồi trong bất kỳ một khu vực nào trên bờ hay ra giữa hồ. Kỹ thuật câu đài này được hình thành và áp dụng trong rất nhiều đặc điểm địa hình, môi trường, khí hậu và các dòng nước tại Đài Loan.
Ở nước ta, cũng chưa có một thông tin nào về kỹ thuật câu đài du nhập vào Việt Nam như thế nào? Nhưng có thể nói nó như một kỹ thuật câu cá dân gian, một cách câu áp dụng những dụng cụ đơn giản, có sẵn. Như cần trúc, dây câu, phao tự chế… Tất cả những gì chúng ta có đều có thể tạo ra một cần câu tay cực hiệu quả.
Khi nói buộc cước câu vào cần trúc. Cắt xốp ra làm phao câu, móc câu mua ngoài chợ. Các bác dễ dàng nhớ tới những cần câu tuổi thơ của mình. Mà không hay biết nó chính xác là ỹ thuật câu đài mà chúng ta sẽ đi sâu trong nội dung bài viết này.
Kỹ thuật câu đài dành cho dân ao hồ, hồ câu giải trí
Phải nói câu đài là một kỹ thuật câu rất nhàn hạ cho các bác. Về địa điểm từ gần bờ, bờ ao hay lòng hồ cũng có thể thả câu với kỹ thuật câu đài. Việc khó nhất các bác phải làm là theo dõi phao, cảm nhận và giật cần một cách chính xác.
Hướng dẫn cách quăng mồi câu máy chính xác cho anh em mới nhập môn
Về cơ bản, kỹ thuật câu đài không áp dụng máy câu. Mà chỉ có thân cần và dây câu trong bộ dụng cụ cơ bản của các bác. Vị trí ao hồ vẫn là địa điểm tối ưu áp dụng kỹ thuật câu cá này. Một phần nào đó, bản thân môi trường sống của cá có những thay đổi khá khắc nhiệt.
Chính vì thế, ao, hồ nhân tạo, hồ câu giải trí vẫn là nơi áp dụng tốt nhất cho kỹ thuật này. Môi trường ổn định, ít sóng nói chung là khá tính. Thông thường với những loại mồi tự nhiên đơn giản ở đây. Các bác có rất nhiều loài cá cắn câu như chép, rô đồng, rô phi. Cũng không thiếu gì những chiến lợi phẩm cho các bác.
Nhập môn kỹ thuật câu đài
Chọn lưỡi câu nhỏ, không có ngạnh
Trong bất kỳ kỹ thuật câu nào thì lưỡi câu nhỏ là cách tốt nhất dấu đi những dấu hiệu nhận biết nguy hiểm đối với cá. Trong kỹ thuật câu đài thì móc câu đơn nhỏ cũng giúp cho việc gỡ cá có phần đơn giản hơn. Nhanh nhạy trong việc trong việc móc mồi.
Dây cây nhỏ, buộc buộc lưỡi dài
Với dây câu nhỏ và mảnh, khi áp dụng kỹ thuật câu đài trong những tầng nước nổi. Những tầng nước khá trong và sạch, thì sợi dây câu này sẽ khiến cá bạo hơn hơn trong việc cắn mồi. Hơn nữa cước nhỏ cũng rất dễ đánh lừa cá như không có bất kỳ một vật thể nào tự nhiên xuất hiện trong hồ câu.
Với kỹ thuật câu đài anh em có thể sử dụng dây câu trục và dây thẻo với hai tác dụng:
- Dây trục là dây chính buộc từ đầu cần câu kéo dài tới chỉ câu ở dưới dáy
- Dây thẻo là dây buộc vào lưỡi câu có đầu còn lại nối với vòng cao su
Kinh nghiệm câu cá cơ bản: Những bí quyết trở thành tay sát cá
Như vậy thì chiều dài dây câu trong kỹ thuật câu đài bao nhiêu là đủ? Theo kinh nghiệm của các bác có kinh nghiệm câu đài lâu năm. Thì trong câu đài dây câu sẽ được buộc dài hơn bình thường. Đây cũng là một điểm mạnh trong câu đài, thẻo lưỡi dài, chì nằm xa mồi đều là hai tiểu tiết rất hiệu quả trong việc làm cá dạn ăn mồi hơn.
Về phao câu đài
Phao trong kỹ thuật câu đài thường có thân hình nhỏ như cây tăm và có độ nổi lớn. Tùy vào điều kiện câu cũng như môi trường các bác xác định câu mà lựa chọn phao câu khác nhau. Loài cá mục tiêu trong buổi câu, từ đó chọn ra loại phao câu có kích thước lớn, rộng khác nhau.
Cũng như về chất liệu phao cũng rất đa dạng, gỗ, cỏ may, lông chim Công, sợi nano… thường được người bản xứ sử dụng trong kỹ thuật câu đài. Và phao câu cũng coi như một thú chơi nhỏ khác trong câu cá. Giá cả và xuất xứ khác nhau từ đắt tới rẻ, hàng công nghiệp hay những hàng thủ công từ Đài Loan sẽ có mức giá cao hơn hẳn.
Cần cho kỹ thuật câu đài
Thân cần cũng được lựa chọn những dòng cần nhẹ. Chiều dài thân cần cũng không có những quy chuẩn hay có những hạn chế riêng. Mà cần nhìn vào thực thế môi trường và cách anh em sử dụng kỹ thuật câu đài như thế nào.
Thông thường cần được lựa chọn có chiều dài từ 3,6-4,5 mét. Một chiều dài vừa đủ cho việc theo dõi phao, cũng như câu gần bờ hay cầu trên thuyền bè đều hợp lý. Hơn nữa, sử dụng kỹ thuật câu đài cũng cần những cảm nhận tốt về phao, thân cần, cũng như những dấu hiệu khi cá cắn mồi chuẩn. Như vậy mới có một thời điểm giật cần chắc ăn và hiệu quả nhất.
“Mồi thay thế chì” trong kỹ thuật câu đài là như nào?
Khi tiếp cận với câu đài, sẽ không lại gì với thuật ngữ “mồi thay thế chì”. Tuy nhiên, cách nhiều anh em hiểu về khía cạnh này trong kỹ thuật câu đài hơi sai một chút. Nó không phải là phương pháp sử dụng độ nặng của mồi để thay thế chì câu.
Trên thực tế, khía cạnh này được giải thích không có nghĩa rằng sử dụng một đường dây câu không dùng chì. Mà nó có ý nghĩa về mặt độ nhạy của phao lúc này được tính dựa vào sự dịch chuyển của mồi câu chứ không phải dựa vào chì.
Như vậy anh em có thể hiểu với kỹ thuật câu đài là kỹ thuật sử dụng chì treo. Và mồi câu sẽ ở tầng đáy trong nước, còn chì câu sẽ sử dụng độ nổi của phao. Được đẩy cao hơn và lơ lửng giữa phao và tầng đáy. Nơi mồi câu của chúng ta đang ở dưới đó.
Như vậy, mọi rung động của phao trong kỹ thuật câu đài chắc chắn là do những tác động vào mồi. Chính vì thế, tại sao mà câu đài có nhạy câu rất tốt và được nhiều bác câu có kinh nghiệm ưa chuộng tới vậy.