Ở nội dung đầu tiên trong nhóm nội dung hướng dẫn chơi hồ thủy sinh. Anh em đã bắt đầu tìm hiểu một số thiết bị cần thiết khi bắt đầu chơi thủy sinh. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thêm những vấn đề khác về kỹ thuật. Những sắp xếp cơ bản cho một môi trường sống bể cá sao cho chuẩn nhé.
Hướng dẫn chơi hồ thủy sinh – Phần nền
Trong hồ thủy sinh, phần nền là phần quan trọng nhất và phải setup đầu tiên khi xây dựng hồ thủy sinh. Hồ đẹp, nước trong hay không quan trọng là cách anh em hoàn thiện phần nền.
Xây dựng và hướng dẫn chơi hồ thủy sinh trong qua trình phần nền chúng sẽ hiểu trước một số tác dụng của phần nền như:
- Giữ cho cây trồng trong bể thủy sinh đứng vững
- Ổn định cách chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds… cho các sinh vật sống trong hồ
- Ổn định hệ vi sinh trong hồ thủy sinh, những loài vi sinh vật an toàn cho cá.
Phần nền hiện nay có hai loại mà anh em sẽ được hướng dẫn chơi hồ thủy sinh lựa chọn:
- Hỗn hợp gồm đất, bùn, đất sét, gọi chung là nền trộn. Là loại nền hồ thủy sinh có chi phí rẻ nhất. Cũng như có thể tìm kiếm và tự xây dựng theo những hướng dẫn cơ bản trên mạng. Nền trộn phải sẽ được bổ sung thêm 1 lớp sỏi dày từ 3 cm trở lên. Dinh dưỡng nền trộn cũng nhiều nên khó quản lý hơn.
- Nền hồ công nghiệp có thể coi là một lựa chọn all in one cho những người mới setup hồ. Tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn so với nền trộn. Nhưng phù hợp với anh em mới tham gia chơi hồ thủy sinh. Nền công nghiệp được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu với những tiêu chuẩn dinh dưỡng cao. Anh có thể chơi tạm sản phẩm All in one này và từ từ tìm hiểu những hướng dẫn chơi hồ thủy sinh khác. Và có thể chuyển qua nền trộn khi có nhiều kinh nghiệm hơn.
Hướng dẫn chơi hồ thủy sinh – Bộ cấp khí CO2
Trong môi trường thủy sinh, cây cối rất cần khí Cacbon phục vụ quá trình quang hợp. Tuy nhiên, lượng Cacbon có sẵn trong nước chưa đạt mức phù hợp cho nhu cầu đó. Chính vì thế mà máy cấp khí CO2 là một thành phần quan trọng trong quá trình quang hợp ở cây. Cũng như giữ gìn một môi trường sạch sẽ trong hồ thủy sinh trong gia đình.
Bình cấp khí CO2 có nhiều loại thông dụng và rẻ nhất cho anh em mới chơi thủy sinh thường là loại bình sắt từ 1,2,3,5 hay 10 kg. Tương đương với khối lượng 1,2,3, hay 5,10 kg CO2 nén.
Với bình CO2 2 kg thường sử dụng trong khoảng từ 3-4 tháng. Và chi phí bơm lại sau mỗi lần sử dụng hết là khoảng 50 ngàn đồng. Ngoài ra, có một số hướng dẫn chơi hồ thủy sinh có chỉ anh em có thể tạo ra khó CO2 với bột mỳ và hóa chất. Nhưng trên thực tế anh em có kinh nghiệm khuyên anh em không nên tiết kiệm chi phí chơi thủy sinh theo cách đó. Về cơ bản hóa chất là thứ rất dễ mua, nhưng nó không an toàn cho anh em đâu.
Khi mua bình CO2 tiếp tục anh em nên có những bộ máy đếm giọt, với dây dẫn và bộ trộn CO2 (nên dùng bộ trộn ngoài hồ sẽ hiệu quả hơn). Có thể dùng van điện để chỉnh tự ngắt CO2 khi đèn tắt, hoặc đơn giản là để CO2 24/24 cũng có thể được.
Bộ đếm nhỏ giọt còn cho phép anh em nhỏ lượng CO2 tối ưu với thể tích bể. Hãy nhớ lượng CO2 yêu cầu ở lượng đủ cho các tính năng quang hợp. Thừa CO2 trong bể thủy sinh cũng không khiến môi trường trong đó còn xanh và đẹp.
Hướng dẫn chơi hồ thủy sinh – Tạo bố cục
Sau khi lựa chọn xong những phần xây dựng cơ bản cho môi trường trong bể thủy sinh. Anh em bắt đầu bước vào giai đoạn hấp dẫn nhất. Đó là hướng dẫn xây dựng bố cục hồ thủy sinh. Giai đoạn cho phép anh em có những tác phẩm hồ thủy sinh độc nhất theo vốn kinh nghiệm và sự hiểu biết anh em dành cho thú vui này.
Lũa, đá tạo bố cục
Với lũa. đây là những nhánh cây khô, chết được anh em hướng dẫn chơi hồ thủy sinh. Khuyên dùng cho việc tạo bố cục chính trong hồ thủy sinh. Những thân cây lớn, lũa là gốc cây lớn được mang về, và ngâm nước vài tuần, hoặc luộc 1 2 lần, ngâm muối… để lũa chìm, không ra màu và bị mốc.
Có thể hiểu dễ hơn về lũa như một phần tạo thế cho anh em chơi bonsai. Thì trong hướng dẫn chơi hồ thủy sinh lũa là thành phần chính tạo ra không gian sống. Môi trường cũng như cho cá trong hồ thủy sinh bơi trong đó.
Lũa cũng có thể coi như một trung tâm chính mọi người nhìn quan tâm nhất khi chơi hồ thủy sinh. Thêm vào đó là đá cũng sẽ là những thành phần khác giúp cho phần lũa có được một sự nổi bật hơn trong hồ thủy sinh.
Rêu, dương xĩ, ráy, bucep, và cây thủy sinh
Trong xây dựng bố cục hồ thủy sinh. Blogcauca.com sẽ chia ra thành hai nhóm chính về các loài cây trong hồ thủy sinh.
- Loại chịu ít sáng như rêu, dương xĩ, ráy: phù hợp với hồ thủy sinh với mức ánh sáng vừa phải (từ 0,5 wat / 1 lít nước trở xuống), nước mát chút và dinh dưỡng trong nước không cần quá nhiều, co2 vừa phải.
- Loại ưa sáng như cây cát cắm, bucep..: đòi hỏi ánh sáng cao, co2 nhiều, dinh dưỡng mạnh để căng đẹp
Nơi mua cây cối thủy sinh ở những cửa hàng bán đồ cá cảnh. Cung cấp tư vấn và hướng dẫn chơi hồ thủy sinh với vô vàng lựa chọn về cây cảnh trong hồ thủy sinh. Cũng như anh em mới chơi cũng nên tìm tới những cơ sở uy tính nói trên để có những lựa chọn hồ thủy sinh ưng ý.
Chơi hồ cá koi phong phủy có phải hồ thủy sinh
Trong những nội dung hướng dẫn chơi hồ thủy sinh thì đây là một câu hỏi khá hay mà blogcauca.com nhận được. Về cơ bản hồ cá koi phong thủy cũng bao gồm các bước xây dựng môi trường sống như các bước hướng dẫn chơi hồ thủy sinh.
Tuy nhiên hồ cá koi được làm với diện tích lớn, nền hồ được làm cao cấp hơn. Giúp cho thân cây trong hồ thủy sinh bám vững hơn trong lòng hồ. Còn lại các bước chăm sóc tạo môi trường trong hồ cá koi cũng không khác gì nhiều khi anh em được hướng dẫn chơi hồ thủy sinh trong nhà thông thường.
Phần nền của hồ cá koi cũng được xây dựng một cách kỹ càng hơn. Chắc chắn với những thân cây lớn hơn trong hồ, nước bơm vào hồ cũng nằm ở phần sau. Khi những cây cảnh lớn đã được trồng xong trong lòng hồ. Vì bạn có thể sử dụng vòi nối dài bơm nước mà không bị sối đất lên như trong những bể cá cảnh trong nhà.
Đó là những hướng dẫn chơi hồ thủy sinh cao hơn trong hồ thủy sinh. Cũng như một số so sánh, thông tin cơ bản rằng chơi bể cá koi có phải hồ thủy sinh hay không? Hẹn gặp lại anh em trong chuyên mục THÚ CHƠI sau này với blogcauca.com.